Cách giảm ngứa cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Các nốt mụn sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Tìm hiểu ngay cách giảm ngứa cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhé!

Cuối năm, số ca trẻ mắc tay chân miệng tăng. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ nếu không được thăm khám và chữa trị tuyệt vời. Bệnh gây nên các nốt mụn trên tay, chân trẻ, khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Cùng XepHang tìm hiểu ngay cách giảm ngứa cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhé!

Triệu chứng nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng điển hình

Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh từ 3 –  7 ngày. Trẻ sẽ có biểu hiện sốt, đau họng, bé cảm thấy khó chịu trong người và biếng ăn. Sau 1, 2 ngày sốt, miệng hoặc họng của trẻ sẽ xuất hiện các vết loét gây đau và mụn nước.

Những nốt mụn nước này không chỉ xuất hiện ở miệng mà còn có ở lưỡi, bên trong má, tay, chân và đôi khi xuất hiện ở mông trẻ. Bệnh tay chân miệng ở trẻ ít khi gây ngứa nhưng nêu người lớn bị bội nhiễm có thể gây ngứa dữ dội.

Triệu chứng nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng điển hìnhTriệu chứng nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng điển hình

Cách giảm ngứa tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở gia đoạn đầu từ 1 – 2 ngày, trẻ sẽ không cảm thấy ngứa hay khó chịu ngoài da. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện tình trạng ngứa nhiều, có vết lở loét thì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Xem thêm:  Giá trị đạo đức của truyện cổ tích Vịt con xấu xí

Để hạn chế tình trạng ngứa do tay chân miệng, cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau đây:

  • Giữ cho các nốt ban thoáng mát, giúp giảm ngứa, mau lành và không để lại sẹo.
  • Không nên tự ý bôi các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nếu trẻ bị ngứa kéo dài, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng histamin (thông thường như Chlorpheniramine, Theralene…).
  • Vệ sinh cá nhân cẩn thận giúp trẻ mau lành bệnh hơn.
  • Quần áo, vật dụng, đồ chơi của trẻ cần được tẩy trùng bằng nước sôi trước khi giặt.
  • Dùng nước ấm để lau người nhẹ nhàng cho trẻ, vừa giúp giảm sốt vừa giúp giảm ngứa.
  • Có thể sử dụng Antacid dạng gel để chấm vào các vết sang thương ở miệng giúp trẻ giảm đau, giảm khó chịu.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Cách giảm ngứa tay chân miệngCách giảm ngứa tay chân miệng

Trên đây là cách giảm ngứa cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng mà XepHang muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *